2017: Vận Tải Biển Việt Nam Vẫn Chìm Trong Khối Nợ Nghìn Tỷ
Mặc dù xu hướng của vận tải container toàn cầu đã có những dấu hiệu khởi sắc khi giá cước có chuyển biến tích cực nhưng vận tải biển Việt Nam vẫn chìm trong khối nợ nghìn tỉ và chỉ đặt mục tiêu hạn chế thua lỗ tối đa.
Công ty Cổ phần biển Việt Nam (Vosco- công ty con của Vinalines) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2016, theo đó tổng doanh thu năm vừa qua đã giảm 23% so với năm 2015, chỉ đạt 1.316 tỷ đồng (đây là mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua của Vosco), lợi nhuận sau thuế âm 359 tỷ đồng. Theo thống kê thì tổng nguồn vốn của công ty này trong năm 2016 là 4.238 tỷ, trong khi phải trả số nợ lên tới 3.609 tỷ, thêm vào đó là khoản lãi vay và chênh lệch tỷ giá các khoản vay cũng chiếm tới 180 tỷ đồng làm cho lợi nhuận bị giảm đi đáng kể.
Lý giải về sự thâm hụt doanh thu và số nợ nghìn tỷ, ban lãnh đạo Vosco cho biết họ đã rất nỗ lực trong việc đưa ra các giải pháp mới trong kinh doanh, phát huy thế mạnh về đội tàu lớn cũng như thị phần lớn của vận tải biển tại Việt Nam, tuy nhiên có 2 lý do chính được đưa ra:
Đứng trước những khó khăn về việc thua lỗ trong thời gian qua, trong cuộc họp cổ đông của mình Vosco lại chỉ đưa ra mức chi tiêu được cắt giảm đáng kể so với một năm trước (sản lượng vận chuyển: 5,3 triệu tấn và doanh thu 1,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2017), trong khi được hỏi về mục tiêu lợi nhuận sau thuê, Vosco không được ra con số cụ thể mà chỉ cho biết công ty sẽ nỗ lực hết sức mình để giảm thua lỗ. Trong thực tế kết thúc quý 1 vừa qua, Vosco đã báo lỗ 84 tỷ đồng (gần gấp đôi so với thời điểm 2016), để cho thấy được những khó khăn thực sự của công ty này mà những chỉ tiêu ít ỏi ở trên cũng khó có thể đạt được!
Vosco cho biết, họ vẫn đang tiến hành tái cơ cấu theo hướng: xem xét về việc đầu tư vào các tàu trẻ có nguồn vốn ít, bán bớt một số tàu hàng khô không có nhiều đơn hàng, bán bớt một số tài sản để cắt lỗ, thương lượng với ngân hàng về các khoản vay,...
Hy vọng với những nỗ lực của mình, Vosco sẽ sớm lấy lại hình ảnh của một công ty vận tải biển hàng đầu Việt Nam như những gì mà nó đã làm được trong những năm 1970.
Công ty Cổ phần biển Việt Nam (Vosco- công ty con của Vinalines) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2016, theo đó tổng doanh thu năm vừa qua đã giảm 23% so với năm 2015, chỉ đạt 1.316 tỷ đồng (đây là mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua của Vosco), lợi nhuận sau thuế âm 359 tỷ đồng. Theo thống kê thì tổng nguồn vốn của công ty này trong năm 2016 là 4.238 tỷ, trong khi phải trả số nợ lên tới 3.609 tỷ, thêm vào đó là khoản lãi vay và chênh lệch tỷ giá các khoản vay cũng chiếm tới 180 tỷ đồng làm cho lợi nhuận bị giảm đi đáng kể.
Lý giải về sự thâm hụt doanh thu và số nợ nghìn tỷ, ban lãnh đạo Vosco cho biết họ đã rất nỗ lực trong việc đưa ra các giải pháp mới trong kinh doanh, phát huy thế mạnh về đội tàu lớn cũng như thị phần lớn của vận tải biển tại Việt Nam, tuy nhiên có 2 lý do chính được đưa ra:
- Do chênh lệch đồng tiền Mỹ, giá dầu tăng mạnh
- Giá cước vận tải thùng container khô giảm mạnh 30-50% theo xu hương chung của thế giới
Đứng trước những khó khăn về việc thua lỗ trong thời gian qua, trong cuộc họp cổ đông của mình Vosco lại chỉ đưa ra mức chi tiêu được cắt giảm đáng kể so với một năm trước (sản lượng vận chuyển: 5,3 triệu tấn và doanh thu 1,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2017), trong khi được hỏi về mục tiêu lợi nhuận sau thuê, Vosco không được ra con số cụ thể mà chỉ cho biết công ty sẽ nỗ lực hết sức mình để giảm thua lỗ. Trong thực tế kết thúc quý 1 vừa qua, Vosco đã báo lỗ 84 tỷ đồng (gần gấp đôi so với thời điểm 2016), để cho thấy được những khó khăn thực sự của công ty này mà những chỉ tiêu ít ỏi ở trên cũng khó có thể đạt được!
Vosco cho biết, họ vẫn đang tiến hành tái cơ cấu theo hướng: xem xét về việc đầu tư vào các tàu trẻ có nguồn vốn ít, bán bớt một số tàu hàng khô không có nhiều đơn hàng, bán bớt một số tài sản để cắt lỗ, thương lượng với ngân hàng về các khoản vay,...
Hy vọng với những nỗ lực của mình, Vosco sẽ sớm lấy lại hình ảnh của một công ty vận tải biển hàng đầu Việt Nam như những gì mà nó đã làm được trong những năm 1970.